ROM là gì? hay Read-Only Memory bộ nhớ chỉ đọc là bộ nhớ được sử dụng trong máy tính và hệ thống điều khiển, có tác dụng chỉ đọc mà không ghi.

Khác với RAM, các thông tin trên ROM vẫn sẽ tồn tại khi mất điên nên rất an toàn cho người sử dụng. ROM dùng để lưu giữ mã chương trình điều hành và dữ liệu nguồn của hệ thống. Ngoài ra RAM và ROM còn khác nhau ở rất nhiều điểm. Nhiều người khi sử dụng máy tính thường không phân biệt được RAM và ROM. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được 2 đặc điểm khác biệt của RAM và ROM.

RAM là gì?

Như đã giới thiệu ở bài trước RAM là bộ nhớ truy suất ngẫu nhiên và là phần không thể thiếu trong mỗi máy tính hiện nay. RAM có vai trò là bộ nhớ nhanh nhất của máy tính, nhưng khi xảy ra sự cố làm gián đoạn nguồn điện, mọi thông tin sẽ mất

ROM là gì?

Như đã giới thiệu ở trên, ROM là viết tắt của Read Only Memory. Bộ nhớ chỉ đọc này là bộ nhớ mà dữ liệu ghi vào từ trước chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Khi mất điện, các dữ liệu hoàn toàn không bị mất đi mà vẫn còn được lưu trữ. Đó là lý do máy tính có thể khởi động tại lần đầu tiên sử dụng.

ROM là gì
ROM là gì

Khác biệt chính giữa RAM và ROM là gì?

Đặc điểm so sánhRAMROM
Hình dáng – Là khe mỏng hình chữ nhật lắp vào khe cắm có sẵn trên bo mạch. – Ổ đĩa quang
Khả năng lưu trữ tạm thời – Cần có điện để hoạt động và lưu trữ. Mất điện sẽ bị gián đoạn và mất dữ liệu– Bộ nhớ điện tĩnh (bất biến) lưu trữ được thông tin. Mất điện vẫn lưu trữ được thông tin
Cách thức hoạt độngSử dụng trong hoạt động bình thường của máy tính và nạp dữ liệu sau khi khởi động.

– Có thể phục hồi hoặc thay đổi dữ liệu được lưu trữ trong RAM.

 – Sử dụng chủ yếu để khởi động máy tính

– Dữ liệu trong ROM chỉ có thể đọc

Tốc độ– Quá trình ghi dữ liệu vào RAM nhanh.

– Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh.

– Quá trình ghi dữ liệu vào ROM chậm.

– Tốc độ truy cập dữ liệu chậm.

Khả năng tiếp cận– Dễ dàng truy cập, thay đổi hoặc lập trình lại thông tin được lưu trữ trong RAM.– Khó khăn khi muốn thay đổi, lập trình lại thông tin được lưu trên ROM.
Khả năng lưu trữ– Một chip RAM có thể lưu trữ nhiều gigabyte (GB) dữ liệu, từ 1 GB đến 256 GB cho mỗi chip.– Một chip ROM lưu trữ được vài megabyte (MB) dữ liệu, thường là 4 MB hoặc 8 MB cho mỗi chip.
Khả năng ghi chép dữ liệu– Ghi dữ liệu trong bộ nhớ RAM cũng dễ dàng hơn bộ nhớ ROM.– Thông tin trong ROM vô cùng quan trọng với máy tính và tồn tại vĩnh viễn.

Nguồn: quantrimang.com

Các loại rom thường được sử dụng

PROM: tiếng anh đọc là Programmable Read-Only Memory hay Mask ROM. Được chế tạo bằng các đầu nối mỏng (cầu chì – có thể làm đứt bằng mạch điện khi có sự cố). Nó là 1 dạng WORM (Write-Once-Read-Many). Chương trình nằm trong PROM có thể được lập trình bằng các thiết bị đặc biệt. Loại ROM này chỉ có khả năng lập trình 1 lần và là rom rẻ nhất hiện nay.
EPROM: trong tiếng anh đọc là Erasable Programmable Read-Only Memory: Được thiết kế dựa trên các nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Loại ROM này có thể được xóa bằng tia cự tím và ghi lại qua rom EPROM.

EAROM: tiếng anh đọc là Electrically Alterable Read-Only Memory. Loại ROM này có thể thay đổi theo từng bít một. Hạn chế của nó là viết khá chậm và được sử dụng điện thế không chuẩn.

EEPROM: trong tiến anh đọc là Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory: Được thiết kế dựa trên công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và xóa nhờ bằng điện cực.

 

Mục lục bài viết