Mainboard hay bo mạch chủ được biết là thành phân quan trọng bậc nhất trong hệ thống máy tính của bạn. Mainboard đóng vai trò giúp máy tính hoạt động trơn chu và điều hướng các hoạt động của máy tính. 

Mainboard cũng giống với hệ xương sống của cơ thể người, thiếu đi bộ phận này, chúng ta sẽ chết. Bo mạch chủ là trung gian để kết nối các thiết bị thông qua hệ thống dây dẫn và đầu cắm.

Khái niệm Mainboard là gì?

Bo mạch chủ hay Mainboard là một bảng mạch in có vai trò trung gian để kết nối các thiết bị được gắn trên nó trực tiếp qua hệ thống dây dẫn trong máy tính. Nhờ có mainboard, các linh kiện đảm nhiệm các chức năng khác nhau có thể thực hiện được nhiệm vụ của chúng dễ dàng. Bản chất mainboard chỉ đóng vai trò kết nối chứ không có tác dụng xử lý thông tin. Quá trình này do chip trên mainboard thực hiện.

Cấu tạo của mainboard là gì?

  • Đế cắm CPU

Hay được biết là socket – Bộ phận giúp cố định chip trên bo mạch chủ. Dòng chip khác nhau thì phù hợp với bo mạch chủ khác nhau. Số socket càng lớn thì dòng chip sử dụng càng hiện đại. Ngày nay với công nghệ phát triển, nhiều hãng sản xuất đã cho ra mắt các dòng socket lớn phù hợp với chip hiện đại hơn rất nhiều.

  • Chip cầu Bắc. Nam

Điều phối hoạt động của CPU và các linh kiện khác. Chip cầu Bắc, hay MCH  điều khiển CPU và các thành phần có khả năng hoạt động nhanh. CHip cầu Nam trao đổi thông tin với chip cầu Bắc và đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của chiếc máy tính của bạn.

Cấu tạo Mainboard
Cấu tạo Mainboard

Chip Cầu Nam là ICH điều khiển các thành phần có tốc độ chậm như ổ cứng, âm thanh… Chúng kết nối với Chip cầu Bắc và đóng vai trò trung gian chứ không kết nối trực tiếp.Trước đây, các kết nối giữa hai Chip cầu Bắc và Nam đơn giản là Bus PCI. Còn hiện nay phần lớn sử dụng các thiết kế độc quyền của các nhà sản xuất.

  • Khe cắm

Trên bo mạch chủ còn có các khe cắm mở rộng khác như card đồ họa, card rời… Bo mạch chủ ngày nay sử dụng chủ yếu là PCI- Express có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn rất nhiều với hiệu suất lớn.

Khe cắm RAM: Như ở bài viết trước, Haviweb đã giới thiệu về tác dụng của RAM với việc hoạt động của máy tính. Các khe cắm RAM nằm trên bo mạch chủ. Các mainboard hiện nay đều sử dụng Dual Channel giúp tốc độ xử lý nhanh hơn. Các loại RAM chủ yếu được sử dụng bây giờ là DDR3. RAM cần cùng tốc độ BUS nhé.

Các giao tiếp với các thiết bị ngoài vi như loa, chuột, bàn phím, USB (6)… Hiện nay ở một số bo mạch chủ đã tích hợp cả cả cổng HDMI cho phép bạn xuất tín hiệu HD.

Khe cắm SATA (7) kết nối đến ổ cứng của bạn, kết nối SATA 3 mới nhất cho phép tốc độ truyền dữ liệu là 6Gb/s.

Là đầu cắm 24 chân cho Mainboard và 8 chân cho CPU (8), cung cấp nguồn cho 2 thiết hoạt động.

Các lỗi thường xảy ra với Mainboard là gì?

  • Treo máy

Máy tính của bạn thường bị treo sau một thời gian dài sử dụng. Tản nhiệt hệ thống không tốt và keo tản nhiệt hết dẫn tới hệ thống nóng dần lên, bụi bám vào nhiều hơn gây ra hiện tượng chậm, lag, và treo máy tính. Để giải quyết tình trạng này nên làm vệ sinh máy tính, laptop của bạn thường xuyên hơn.

  • Lỗi không nhận card mở rộng, AGP, Sound, RAM,…

Lỗi xuất hiện khá nhiều hiện nay khi bo mạch chủ không nhận card dẫn tới máy tính không thể dùng RAM và lên âm thanh. Nguyên nhân chính có lẽ là do sự tiếp xúc của thiết bị với main hoặc do tuổi đời, bụi bặm gây ra.

Cấu tạo Mainboard
Lỗi thường gặp của Mainboard
  • Chết BIOS

Nâng cấp lỗi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ trong các lỗi BIOS chết.

  • Hỏng tụ

Tụ hỏng do nguồn không ổn định gây ra hiện tượng đơ cứng của máy tính.

  • Hình ảnh không lên

Màn hình ko có hình ảnh nhưng vẫn có đèn báo và nhấp nháy. Nguyên nhân là do một linh kiện nào đó chạm nguồn.

Hi vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về Mainboard là gì và các lỗi thường gặp trên Mainboard

Nguồn: Sưu tầm

Mục lục bài viết