Internal Link là gì? Được biết với tên gọi Link nội bộ nhiều hơn, thuật ngữ này đã trở nên khá quen thuộc với các bạn SEO er nói chung.

Internal Link được xem là một trong nhiều yếu tố khá quan trọng trong SEO đặc biệt là SEO onpage. Khi sắp xếp Link nội bộ một cách hợp lý và Logic, bạn có thể tăng được sự ưu tiên của công cụ tìm kiếm và đẩy nhanh quá trình lên top từ khóa một cách dễ dàng hơn.

Hiện nay xu hướng SEO không backlink được quảng cáo khá nhiều, đây là phương pháp kết hợp giữa trài nghiệm người dùng và Internal Link để đẩy top thứ hạng từ khóa. Rất nhiều SEO er đã thành công với phương pháp này chỉ sau vài tháng.

Khái niệm Internal link là gì?

Internal Link hay là link nội bộ của website – đây được xem là một trong nhiều yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến dịch SEO nào. Internal link có thể xuất hiện dưới dạng anchor text, dưới dạng text với những lời mời, câu kéo người dùng click vào đường dẫn này.

Link nội bộ trogn SEO ONpage

Nói cách khác Internal Link là đường dẫn liên kết nội bộ trong website của bạn. Đây là cánh cổng giúp người dùng có thể tiếp cận và truy cập vào những nội dung khác trên website của bạn dễ dàng. Bằng những lời mời, kêu gọi hành động hấp dẫn, người xem sẽ có xu hướng click và tham khảo các nội dung khác thông qua đường dẫn này. Điều này là vô cùng tốt trên website của bạn. Với mỗi lượt click như vậy, Google đánh giá rất cao nội dung của bạn. Bởi nội dung phải hấp dẫn mới có thể khiến khách hàng ở lại trang bạn lâu như vậy.

Mỗi lượt view như vậy được gọi là đảo trang. Đảo trang nhiều lần trên website sẽ giúp giảm tỉ lệ thoát của website, tăng lượt view và đem lại hiệu quả cho quá trình SEO dễ dàng.

Ý nghĩa và vai trò của Internal Link trong quá trình SEO top

Như đã giới thiệu ở phía trên, Internal link là yếu tố cực kỳ quan trong trong quá trình SEO của bất kỳ dự án nào. Việc xây dựng Internal Link chuẩn xác sẽ giúp bạn dễ dàng được ưu tiên hơn trên công cụ tìm kiếm. TUy nhiên vai trò quan trọng nhất của lInk nội bộ lại chính là

  • Link nội bộ giúp tăng cường tỷ lệ khách hàng ở lại trên website của bạn.  Điều này là quá rõ ràng, bạn chỉ cần đặt Internal Link đúng nơi, đúng chỗ, đúng tâm lý của người dùng.

Tỷ lệ khách hàng ở lại trên web bạn sẽ tăng cao. Ví dụ: Tôi đang viết bài về dịch vụ thiết kế website giá rẻ tại Hà Nội và bạn cung cấp bảng giá dịch vụ của mình ngay dưới phần thông tin. Tôi cam đoan rằng khách hàng sẽ click vào xem giá để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào content của bạn nữa nhé.

Seo là gì

  • GIảm tỷ lệ thoát trang: Trong Google Analytics có một thuật ngữ tỷ lệ thoát. Đây là một thuật ngữ khá quan trọng trong Onpage website. Tỷ lệ thoát trang là phàn trăm số session của trang web khi người dùng chỉ truy cập 1 lần. Nói cách khác dễ hiểu hơn chính là tỷ lệ người dùng truy cập vào trang mà thoát ra, không thực hiện hành động gì trên website như xem thêm bài viết khác.
  • Giúp khách hàng và người quan tâm có được thông tin mình cần khi truy cập vào website và in sâu thương hiệu vào tâm trí để gia tăng tỉ lệ khách hàng chuyển đổi.

Tỷ lệ thoát trang được xem là một tín hiệu giúp Google có thể đánh giá website của bạn tốt hay chưa tốt. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tốt. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng ở lại trên website của các bạn càng lâu. Như thế là có lợi cho việc SEO.

Thực hiện một chiến lược link nội bộ tốt cần chú ý những nguyên tắc nào?

  • Nghiên cứu từ khóa chi tiết

Để có thể thực hiện được một hệ thống link nội bộ tốt theo tôi, các bạn cần có một bảng từ khóa SEO hoàn hảo. Dành thời gian đầu tiên chỉ để xây dựng một bảng từ khóa hợp lý, bạn cũng có thể tham khảo các nghiên cứu từ khóa vừa quen vừa lạ của tôi qua bài viết trước >>> XEM TẠI ĐÂY

 

Keywords là gì
Nghiên cứu từ khóa giúp thực hiện Internal Link tốt hơn?

Nghiên cứu từ khóa và đưa ra cho mình một bảng keywords phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện được một hệ thống link nội bộ chi tiết và hợp lý. Cách tốt nhất để có thể xây dựng được hệ thống link nội bộ xuyên suốt có lẽ là viết bài thành từng chủ đề có mỗi liên quan tới nhau. Ví dụ như SEO là gì? Chắc chắn người dùng sẽ tìm kiếm các khái niệm liên quan về SEO, đi kèm với bài viết. Vì vậy việc đặt link nội bộ sẽ kích thích người xem tìm hiểu sâu về khái niệm này.

  • Thực hiện tập trung mạnh vào content

Content is King là chính xác và cũng chưa bao giờ là lỗi thời. Người dùng có thể ở lại trên website lâu cũng bởi content, click và đảo trang nhiều cũng bởi content. VÌ vậy content là hướng đi trực tiếp và bền vững nhất mà các doanh nghiệp nên hướng tới.

Có thể dễ dàng nhận thấy việc đặt link nội bộ trên website của bạn về từ khóa chính xác giúp bạn đẩy nhanh quá trinh SEO. Điều đó không sai nhưng không nên lạm dụng. Hãy đặt vị thế của mình vào người dùng khi thực hiện các chiến dịch Onpage.

  • Xây dựng mô hình Internal link hợp lý

Bạn có thể xây dựng mô hình link nội bộ theo Wheel Link hay Silo… Tùy vào đặc điểm của từng dự án mà bạn nên thực hiện các mô hình này. Mình thường xuyên sử dụng Link bánh xe hay Wheel cho website.

 

Cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo

Trên thế giới có mô hình Silo đang được đánh giá rất cao về hiệu quả và sự ưu việt về SEO. Tôi sẽ viết một bài gửi tới các bạn trong các bài viết tiếp theo về mô hình Silo và Wheel. Hãy cùng theo dõi nhé.

HI vọng bài viết  này đã giúp bạn hiểu thêm về Internal Link hay Link nội bộ của Website. Hãy thử nghiệm chăm chỉ và thành công sẽ tới với bạn.

Mục lục bài viết