Cơ chế hoạt động của Công cụ tìm kiếm Google được chia làm 3 giai đoạn chính là Thu thập dữ liệu – Lập chỉ mục các kết quả – Xử lý trả lại kết quả chính xác cho người dùng.
Có lẽ với những bạn làm SEO việc hiểu rõ quá trình hoạt động của công cụ tìm kiếm rất quan trọng, đây là việc đầu tiên bạn cần nắm vững trước khi bắt đầu các công việc rank top trên Google. Bằng cách nắm vững được cách hoạt động của Google, các bạn sẽ dễ dàng biết được quá trình làm SEO của mình đúng hay sai.
Ngoài ra, công cụ tìm kiếm là một chương trình, một trí tuệ nhân tạo được lập trình hỗ trợ người dùng có thể tìm được chính xác thông tin trên Internet. Nắm vững cơ chế hoạt động giúp bạn có thể dễ dàng vượt qua được sự kiểm duyệt của Công cụ tìm kiếm hay còn được biết với cái tên BỌ GOOGLE.
Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Google
Cơ chế hoạt động của Công cụ tìm kiếm Google được chia làm 3 giai đoạn chính là Thu thập dữ liệu – Lập chỉ mục hay Indexing – Xử lý thông tin và trả lại kết quả chính xác tới người dùng.
- Thu thập dữ liệu
Chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ Google Bot, Google Spider, Crawler… Đây là những thuật ngữ để chỉ một con bọ hay một chương trình được lập trình của GOogle có nhiệm vụ thu thập thông tin trên các website, chúng đi sâu vào website và qua lại trên website của bạn thông qua các hệ thống bản đồ hay còn được gọi là Sitemap… Đây là bước đầu tiên giúp Google có thể tìm hiểu về website của bạn, sau đó những dữ liệu này tiếp tục được chuyển về hệ thống lưu trữ để lập chỉ mục trong bước 2.
- Lập chỉ mục các kết quả vừa thu thập
Lập chỉ mục hay Index hay Indexing là bước thứ 2 trong quá trình hoạt động của công cụ tìm kiếm Google. Đây là yếu tố giúp website của bạn được Google xác nhận, chứng thực đã tồn tại. Việc xây dựng chỉ mục cho website được Google thực hiện liên tục, hàng ngày có tới cả tỷ kết quả được lập chỉ mục trên Google. Mỗi cập nhật trên website của bạn đều được con bọ thu thập thông tin và lập chỉ mục
Tất cả các kết quả đều được con bọ sấp xếp và lưu trữ trong ngân hàng cơ sở giữ liệu khổng lồ. Ngân hàng dữ liệu này chứa toàn bộ thông tin của tất cả các website trên thế giới. Các dữ liệu này sẽ được sắp xếp theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Dịch vụ thiết kế website giá rẻ Haviweb sẽ được đưa vào khu vực chủ đề công nghệ, website, phần mềm…
- Xử lý, tính toán và trả lại kết quả chính xác nhất
Mỗi xử lý và truy vấn của Google rất nhanh thậm chí là siêu nhanh. Đánh giá và xử lý thông tin website được Google làm cơ sở để xếp hạng cho website của bạn. Để làm được điều này, Google căn cứ và thuật toán và hơn 200 yếu tố xếp hạng nhằm đưa ra vị trí cho website của bạn.
Nếu không nắm vững các yếu tố xếp hạng, các bạn làm SEO sẽ không thể tối ưu và đưa ra giải pháp thúc đẩy website của mình lên TOP. Các bạn nên nhớ rằng
SEO là cuộc chiến của tối ưu. Người tối ưu tốt hơn sẽ lên top tốt hơn
Để hiểu rõ hơn SEO là gì? Nghề làm SEO là làm gì? Các bạn có thể tham khảo bài viết của Havi >>> TẠI ĐÂY
Việc hiểu rõ các thuật toán, cấu trúc giúp người làm SEO không vi phạm nguyên tắc của Google cũng có thể vượt qua được sự kiểm duyệt gắt gao và lên top dễ dàng hơn.
Trong nhiều trường hợp, Google có thể tự động Index các kết quả trên website của bạn tuy nhiên nếu bài viết của bạn không đạt đủ chất lượng của Google đưa ra như nội dung sao chép sẽ không được công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.
Trên thế giới còn có rất nhiều các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo…tuy nhiên về cách thức hoạt động lại khác nhau, cơ chế khác nhau nên cách thức SEO trên các công cụ tìm kiếm này cũng khác nhau. Về số lượng người dùng, Google vẫn là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Vì vậy, mọi người vẫn tập trung và chú trọng vào Google nhiều hơn.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Google – công cụ tìm kiếm số 1 thế giới hiện nay. Google liên tục cập nhật các thuật toán và trí tuệ thông minh. Có lẽ trong tương lai SEO sẽ thay đổi rất nhiều thậm chí, một xu hướng SEO mới sẽ ra đời. Hãy luôn cập nhật để dẫn đầu nhé các bạn.