Như các bạn cũng đã biết, việc quản lý website bán hàng không phải là chuyện dễ dàng gì. Tuy nhiên, vẫn có những cách khiến bạn kiểm soát website đơn giản. Vậy hãy cùng Haviweb nói rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.
#8 Phương Pháp Tối Ưu Cho Việc Quản Lý Website Bán Hàng
1. Xem được thông tin sản phẩm
Với thời công nghệ 4.0 như hiện nay, do việc mua sắm, buôn bán online đã quá nỗi quen thộc với tất cả chúng ta. Nếu đang muốn nhu cầu mua sắm gì. Chúng ta chỉ cần mở điện thoại rồi search sản phẩm mà đang muốn mua.
Do đó trong trường hợp website đã thiết kế quá lâu rồi, bạn nên cải thiện và tối ưu thêm các chức năng trên thiết bị di dộng.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ chỉnh sửa website để giúp web của bạn tăng chuyển đổi, tăng doanh thu
Theo như khảo sát cho thấy có đến hơn một nửa người dùng tìm kiếm thông qua thiết bị di động. Do đó nếu như website không tối ưu tốt trên thiết bị di động. Đồng nghĩa với việc bạn đang ngày càng lãng phí mất đi những lượng khách hàng tiềm năng cho website bạn.
Chắc giờ đây bạn mới nhận ra mình đã không tìm hiểu gây lãng phí vào các hình thức quảng cáo khác nhau. Mà không biết mình đang lơ là việc đánh giá tâm lý người dùng.
2. Vị trí địa lý của khách hàng
Về vấn đề này bạn cần đặt ra những câu hỏi. Những đối tượng khách hàng đang muốn tập trung đến là ở chỗ nào? Ở nơi đang hoạt động buôn bán hay là toàn quốc? Trong trường hợp lựa chọn toàn quốc thì liệu đã đáp ứng các thông tin sau trên website chưa:
- Phương thức thanh toán trực tuyến hay ship cod
- Phí giao hàng nội ngoại thành và ngoại tỉnh.
- Hình thức vận chuyển với hàng cồng kềnh.
Những thông tin này, bạn cần phải triển khai trên website một cách đầy đủ và rõ ràng.
3. Thời gian khách truy cập
Bạn cứ nghĩ, nếu tình cờ trên website bạn chỉ có 10-15 giây để lôi cuốn một vị khách tiềm năng. Thì liệu bạn sẽ đặt nội dung có thông điệp như thế nào?. Đương nhiên là bạn sẽ chọn lọc những nội dung mang tính cốt lỗi, đặc trưng nhất. Kèm theo những hình ảnh bản lề để lên đầu giới thiệu sản phẩm sao cho trang trọng nhất
Kể cả sản phẩm hay dịch vụ nào cũng thế thôi. Sẽ cần phải có các thông tin rõ ràng như giá thành, thuộc tính, ưu điểm, đơn vị cung ứng, hướng dẫn sử dụng,… Nhưng chúng ta không thể lúc nào cũng liệt kê dài dòng tất cả những thông tin như thế được trong phần đầu được mà chỉ có thể để phần chi tiết.
Do đó, phần giới thiệu cần phải chọn lọc 3 thông tin đặc trưng nhất nhất, đánh đúng vào tâm lý mua hàng của khách hàng. Rồi sau đó ở bên dưới mới bắt đầu trình bày một cách đầy đủ và rõ ràng.
4. Đối tượng khách hàng
Làm sao để có thể lôi cuốn và thu hút với chỉ 3 thông tin như ở trên vừa nói? Giờ đây, bạn cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm đến là ai. Nhu cầu của họ là gì, những lợi ích gì khi họ sử dụng sản phẩm của bạn.
Vấn đề này, bạn có thể mở ra các cuộc khảo sát ngắn gọn giúp bạn hiểu hơn những gì mà khách hàng đang cần. Rồi từ từ chỉnh sửa lại nội dung sao cho phù hợp nhất.
5. Tô đậm sự khác biệt
Sản phẩm bạn đang kinh doanh không chỉ có một đối thủ có thể là hàng trăm, hàng nghìn đối thủ cùng cạnh tranh với bạn. Do đó cần phải gì đó để tạo sự ra khác biệt, chỉ có doanh nghiệp mới có thôi. Từ đó khách hàng mới quan tâm đến website bạn.
Do đó, toàn bộ những thông tin làm bạn khác biệt với những đối thủ cạnh tranh còn lại. Nên được để ở nơi khách hàng có thể quan sát dễ thấy nhất. Việc tô đâm tạo sự khác biệt sẽ không chỉ giúp khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn mà còn tạo được ánh nhìn vô cùng thu hút.
Có thể bạn quan tâm “Affiliate Marketing là gì” để có thêm những hình thức Marketing hiệu quả.
6. Tạo lòng tin, uy tín
Có thể tâm lý nhiều người muốn đảm bảo chất lượng an toàn thì họ hay mua sắm ở những trung tâm thương mại lớn. Do đó, đối với những website còn mới thiết kế xong, thương hiệu chưa được khẳng định trên thị trường. Vì vậy, cần phải có những kế hoạch, chiến lược rõ ràng giúp tạo được sự uy tín, chiếm được lòng tin từ phía khách hàng.
Các thông tin nên có:
- Chính sách đổi trả hàng.
- Bảo hành, bảo trì.
- Hình thức vận chuyển toàn quốc.
- Có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất sứ, đơn vị cung cấp.
7. Sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho khách hàng
Coi các thông tin sản phẩm trên website nhiều lúc chưa chắc đã đủ yếu tố. Giúp khách hàng chắc chắn tự tin đưa ra quyết đinh. Do đó những hình thức khác nhau để hỗ trợ cũng như tư vấn cho khách hàng. Không chỉ liên hệ qua số điện thoại, email mà bạn hoàn toàn có thể thêm các hình hỗ trợ trực tuyến trên website luôn.
8. Trò chuyện với người mua
Đối với mỗi khách hàng, việc mua hàng thoải mái giúp họ có được cảm thấy an tâm và chắc chắn sẽ quay lại cửa hàng của bạn. Ngoài việc những thông tin cần thiết trên website, bạn tạo những câu hỏi hay gặp khi mua hàng. Hoặc thậm chí có thể trò chuyện trực tiếp với khách để họ cảm thấy có được hỗ trợ tốt nhất. Vấn đề này bạn hoàn toàn có thể nhờ bên dịch vụ thiết kế website giá rẻ để họ giúp bạn có thêm tính năng này.
Hi vọng rằng qua bài viết “#8 cách tối ưu cho việc quản lý website bán hàng” vừa rồi đã giúp có thêm những kinh nghiệm mới. Chúc các bạn thành công!
Mục lục bài viết