Tỷ lệ thoát là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng website đó có tốt hay không. Vậy hãy cùng Haviweb tìm hiểu rõ về nó nhé.
Tỷ lệ thoát là gì?
Tỷ lệ thoát (hay gọi với tên thông dụng là Bounce-Rate) có nghĩa là tỷ lệ phần trăm người truy cập thoát khỏi trang web của bạn. Chỉ tính sau khi truy cập vào một trang nào đó. Nói một cách đơn giản là người dùng một khi đã truy cập vào một trang web của bạn. Ngay lúc đó, họ thoát ra ngoài ngay lập tức. Mà không hề click vào các trang nào khác hay các liên kết được đặt trên trang web của bạn.
Tại sao tỷ lệ thoát quan trọng?
Thực sự tỷ lệ thoát vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng website đồng thời phản ánh tính trải nghiệm của người dùng. Do đó cứ càng Bounce-Rate càng thấp thì càng tốt. Nó bao gồm giúp những điều sau:
- Bounce-Rate càng thấp thì đồng nghĩa với việc càng tăng tỉ lệ chuyển đổi trên website. Nếu người dùng đã truy cập vào website của bạn để tham khảo việc mua sắm. Từ đó bạn cũng muốn họ vào thêm nhiều trang khác hơn. Điều này sẽ khiến tỷ lệ khả năng mua hàng của khách hàng cũng tăng lên đáng kể.
- Tỷ lệ thoát là một trong những yếu tố không thể thiếu trong vấn đề quyết định đến thứ hạng trên Goolge. Nếu Bounce-Rate càng thấp đồng nghĩa bạn cũng sẽ dễ dàng lên được những top cao.
- Tỷ lệ thoát có ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng của website. Thông qua đó Google đánh giá trực tiếp, quyết định thứ trên công cụ tìm kiếm. Nếu Bounce-Rate quá cao sẽ khiến cho sự trải nghiệm, giá trị cốt lỗi của người dùng cũng từ đó mà bị giảm xuống.
Cách tính Tỷ lệ thoát
Chúng ta thực hiện thông qua công thức sau:
Tỷ lệ thoát = Tổng số phiên truy cập chỉ xem một trang/ tổng toàn bộ các phiên truy cập vào website
Phiên truy cập chỉ xem một trang được tính khi:
- Người dùng đóng trình duyệt.
- Người dùng click chuột sang một trang ngoài khác mà không của website bạn.
- Truy cập vào trang khác thông qua hình thức gõ vào URL trên thanh trình duyệt.
- Vẫn ở nguyên trên trang đó nhưng không có lượt truy cập tiếp theo sau lần truy cập đầu tiên.
#6 Nguyên nhân khiến website có tỷ lệ thoát cao
1. Tốc độ tải trang chậm
Tốc độ load trang chậm là một trong những nguyên nhân chính khiến người dùng cảm thấy khó chịu và sẽ lập rời khỏi trang web của bạn lập tức. Do đó, mọi người có đánh gì website của bạn chưa mang lại những sự thoải mái khi truy cập.
Làm sao có thể cải thiện được vấn đề này? Điều này thì sẽ phải phụ thuộc phần lớn những người làm SEO đồng thời là quản trị website. Để có thể kiểm tra và sữa chữa dần tốc độ load trang này, bạn có thể tham khảo các công cụ hỗ trợ. Bao gồm Google PageSpeed Insights, Pingdom và GTMetrix. Công cụ này sẽ hỗ trợ chi tiết cho từng vấn đề đang gặp phải ở website. Như cần phải giảm dung lượng hình ảnh, tận dụng bộ nhớ cache trình duyệt,…
2. Nội dung
Có thể việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm ngay ở đầu website sẽ một phương án rất hiệu quả. Nội dung có sức cuốn hút, làm nổi bật đồng thời giữ người dùng trải nghiệm trang web một cách lâu hơn. Tuy nhiên, nội dung quan trọng cần mang tính CTA (Call-to-action) để điều hướng website. Cũng như giúp người dùng có thể đa dạng hóa thu thập thông tin chứ không thể cứ riêng mãi một trang.
Như đã khẳng định ở trên, trong trường khách ở thời gian lâu trên website sẽ cực kì có ích cho Google. Để nhận diện là một website chất lượng, tốt cho người dùng.
3. Tiêu đề và mô tả meta
Việc đặt tiêu đề và viết phần description cần phải tạo sự đúng nội dung đang khách hàng đang muốn đọc. Đồng thời tạo sự thu hút cũng sự tò mò cho người dùng. Nếu làm tốt điều này sẽ giúp ích một phần rất lớn tạo nên sự phấn khích cho người dùng.
4. Trang trống và lỗi kỹ thuật
Mộ trong những nguyên nhân trực tiếp khiến khách hàng không vào được website bạn là trang đang trống. Hoặc có thể lỗi 404 hoặc tải không đúng cách. Việc này sẽ được tính trực tiếp vào tỷ lệ thoát trang của bạn.
Chú ý bạn nên kiểm tra lại website của mình có chạy tốt trên toàn các trình duyệt thông dụng hay không. Đặc biệt phải tránh ngay hiện tượng Not Responding… Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra trong Search Console > Crawl > Crawl Errors giúp bạn tìm ra lỗi cần xử lỷ mà Google báo cáo. Hoặc có thể nhờ bên thiết kế web giá rẻ sẽ hỗ trợ bạn.
5. Backlink xấu từ website khác
Backlink xấu hầu như là các đối thủ cạnh tranh với bạn đang chơi xấu. Họ tạo ra từ những trang web không hề liên quan đến lĩnh vực bạn hoặc website xấu. Sau đó sử dụng các Anchor text bừa bãi. Do đó, mà nó sẽ bị ngay tức khắc về việc Google đánh dấu đen cho website của bạn. Đồng thời từ sẽ làm người dùng sẽ thoát ra ngay khi click vào những liên kết đó.
6. UX không thân thiện
UX được đọc đầy đủ là User Experience. Phản ánh về sự trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website nào đó. UX có thể không chỉ mang tính độc đáo mà còn có tăng thêm sự phấn khích của người dùng. Với một UX như thế thì chắc chắn khách hàng sẽ vô cùng thích thú và sẽ ở lại lâu hơn trên trang web.
Hi vọng rằng bài viết vừa rồi đã giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích. Chúc các bạn thành công!
Mục lục bài viết