Việc kiểm tra lại các bước trước khi đưa website lên mạng là một điều vô cùng cần thiết. Bởi nó sẽ giúp chúng ta tránh được những rủi ro không đáng có. Vậy hãy cùng Haviweb liệt kê 16 bước giúp bạn thực hiện điều này.

#16 Bước kiểm tra cuối cùng trước khi đưa website lên mạng

Các bước kiểm tra trước khi đưa website lên mạng

1. Lỗi chính tả, ngữ pháp và dấu câu

Điều cơ bản nhất cũng như đều phải làm đầu tiên chính là chắc chắn các nội dung trong tất cả các bài viết của bạn. Phải đặc biệt lưu ý không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và các dấu câu sao cho hợp lí. Ngoài việc kiểm tra lỗi chính tả ở các nội dung bên trong bài viết. Mà còn phải kiểm tra lại tên các danh mục lớn, nhỏ, tên thẻ (tag),…

2. Form liên hệ trên website

Dừa vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà trên website chúng ta có thể tạo nhiều hoặc ít form. Đồng thời trong mỗi form dưa theo từng hoàn cảnh khác nhau mà lập trình số lượng ô nhập tương ứng. Hãy lưu ý cố gắng làm sao có ít nhất số lượng form và ô đền thông tin nhất để khách có trải nghiệm tốt nhất.

3. Kiểm tra hình ảnh

Một trong những yếu tố quan trọng nữa chính kiểm tra lại kích thước ảnh. Thông thường thì kích thước chuẩn là 600×400. Nói chung bạn tùy chỉnh miễn sao cảm thấy nó pù hợp với bài viết của mình là được.

Tuy nhiên, về phần dung lượng ảnh tốt nhất không quá 100KB đối với những bài viết nào khoảng 4-5 ảnh. Bởi nếu dung lượng ảnh quá nặng sẽ gây nên tình trạng tốc độ tải trang chậm. Từ đó gây nên tỷ lệ thoát cao khiến chất lượng website giảm đi.

Và đừng quên nữa là hãy kiểm tra mình đã viết đúng mô tả ảnh theo tiêu đề hay content bài viết hay chưa.

4. Nội dung

Khi bắt đầu chuẩn bị đưa website lên mạng hãy kiểm tra lại những nội dung quan trọng sau đây:

  • Thông tin công ty, địa chỉ văn phòng, hotline, email hỗ trợ.
  • Nội dung giới thiệu về công ty xem đã rõ ràng hay chưa.
  • Nội dung giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ đã đúng thông tin chưa.
  • Nội dung nêu những lợi ích khi mua hàng liệu có chưa.
  • Các nội dung liên quan đến quyền lợi của khách hàng như: Chính sách thỏa thuận sử dụng, chính sách đổi trả hàng, chính sách thanh toán, vận chuyển.

5. Kiểm tra tốc độ website

Tốc độ tải trang website là một yếu tố quyết định trong vấn đề Google sẽ đánh giá chất lượng của website bạn. Do đó hãy cố gắng mang lại tốc độ tải trang nhanh nhất cho website. Để người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi truy cập website bạn. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra lại dung lượng ảnh, clip các trang rồi điều chỉnh sao cho hợp lí nhất. Hoặc có thể tham khảo các công cụ kiểm tra tốc độ load trang của Google.

6. Website thân thiện với thiết bị di động

Ngày nay, thiết bị di động là thứ bất di bất dịch trong mỗi con người chúng ta. Do đó mà ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Internet. Vì thế, mà trên mỗi website việc tối ưu sao cho thân thiện với thiết bị di động là điều không thể thiếu. Giúp tăng lượng truy cập cũng tính trải nghiệm của người trên website.

7. Khả năng tương thích

Điều này thì bạn hãy nên nên kiểm tra thật kĩ ở toàn bộ những trình duyệt phổ biến hiện nay. Để biết đảm bảo rằng các trang của website của liệu có hiển thị tốt hay không.

8. Font và Size chữ

Như các bạn cũng có thể biết có vào font chữ nước ngoài uốn lượn rất đẹp mắt. Tuy nhiên khi hiển thị tiếng Việt rất dễ bị vỡ chữ, do không thông qua Unicode. Do đó, khuyến khích bạn chỉ nên dùng khoảng là 1-2 font để tránh những lỗi vừa rồi.

9. Đăng ký Google Search Console

Cách đưa website lên mạng

Google Search Console trước đây có tên là Webmaster Tools. Có lẽ đây là công cụ không còn xa lạ gì đối những quản trị website cũng như các SEOer. Sau khi đã lập chỉ mục, Google sẽ cho bạn biết những lỗi ảnh hưởng đến website. Ví dụ như các tình trạng không ổn, lỗi không hiện thị 404, các lỗi liên đến quan đến thuật toán Google và phần mềm độc hại.

10. Thẻ tiêu đề (title tag) và thẻ

Thẻ tiêu đề là nơi mô tả nội dung chủ đề bài viết bên trong nói về vấn để gì. Còn thẻ mô tả (meta tag) giúp người dùng coi nội dung mô tả cho trang web trước khi muốn xem bên trong có gì. Do đó, hãy viết thẻ một cách thu hút và chính xác để có thêm nhiều lượng truy cập cho website.

11. XML Sitemaps/HTML Sitemap

Như các bạn cũng biết, hầu như các CMS như WordPress sẽ auto tạo sitemap cho bạn. Nhưng để cẩn thận hơn, các quản trị website cần rà soát lại và điều chỉnh sao cho hợp lý nhất. Một sitemap không chính xác sẽ khiến cho việc index trở nên vất vả hơn. Đồng thời sẽ ảnh hưởng trên top Google.

12. Nhúng Google Analytics

Với trong tay tài khoản Gmail bạn hoàn toàn có thể tạo ra mã và nhúng vào website một cách đơn giản. Với doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, các thông kê trên Google Analytics là công cụ vô cùng cần thiết giúp họ biết đang ở đâu trong quá trìn marketing của mình.

13. Kết nối với mạng xã hội

Là một trong những yếu tô vô cùng quan trọng trong marketing online. Nhưng mới đầu thông thường sẽ không thể có thời gian lo hết được tất các trang mang xả hội. Bạn hãy nên cài đặt trước tất cả các tính năng để sau này mình thực hiện một cách dễ dàng hơn.

14. Kiểm tra Bot Google

Có rất nhiều trường hợp mọi người hay quên khi đã đưa website lên mạng rồi mà vẫn chặn Bot Google. Do đó hãy nhớ thật kĩ bước này để kiểm tra lại trước khi xuất bản website nhé. Nếu không Google sẽ không thể nhận biết bạn đang up lên mạng.

15. Đưa doanh nghiệp lên Google Map

Up website lên mạng

Google có hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký tài khoản Google doanh nghiệp. Thông qua tài khoản này bạn có thể sử dụng để thay đổi các thông tin đầy đủ trên Google Map, Google Plus. Việc này hoàn toàn bên dịch vụ thiết kế web giá rẻ sẽ làm cho bạn.

16. Bảo mật cho website

Sử dụng các chứng thư số https không chỉ mang đến các giao dịch thương mại điện tử an toàn. Mà còn đem lại sự yên tâm khi khách hàng muốn vào website. Và nó cũng ảnh hưởng đến việc Google tín nhiệm bạn hay không.

Hi vọng rằng bài viết vừa rồi đã giúp các bạn có thêm những bài học mới mẻ. Chúc các bạn thành công!

Mục lục bài viết