Module là gì? Ý nghĩa của Module trong thiết kế website là gì? Có lẽ rất ít bạn biết tới thuật ngữ này nếu không làm trong lĩnh vực liên quan tới công nghệ, máy móc..
Khái niệm module là gì?
Module là đơn vị cấu thành nên tổng thể. Một Module đảm nhiệm và giữ một chức năng nhất định trong quá trình hoàn thiện tổng thể. Bạn có thể dễ hiểu như sau: Các phòng ban trong một công ty được xem là một module trong tổng thể công ty đó. Tất cả đều đảm nhiệm một chức năng nhất định và tạo nên sự vận hành của toàn công ty.
Bạn có thể quan tâm
- Plugin popup cho wordpress được nhiều người sử dụng nhất
- Check out là gì? Ý nghĩa của thuật ngữ này trong các wesbite TMĐT
Trong tin học Module được sử dụng khá nhiều. Module là thuật ngữ để chỉ các thành phần đảm nhiệm một nhiệm vụ nào đó giúp phần mềm hoạt động. Module có thể là một chương trình độc lập thực hiện một nhiệm vụ chức năng nhất định trong phần mềm.
Ví dụ: Phần mềm xử lý một nhiệm vụ nhất định cần phải chia nhỏ thành nhiều module. Mỗi Module đảm nhiệm một vai trò cụ thể giúp phần mềm có thể hoạt động chính xác nhất. Không có module nào thừa trong toàn bộ quá trình hoạt động của phần mềm.
Module trong thiết kế website
Một website được cấu thành từ nhiều Module khác nhau. Các module thường thấy trong website được chia thành
- Module tìm kiếm giúp người dùng có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng nhất và hỗ trợ việc tra cứu thông tin có trên website
- Module Logo giúp đăng tin tức các bài viết trên website. Mỗi nhóm tin chia thành nhiều bài. Module này hỗ trợ người quản trị phân nhóm bài viết dễ dàng hơn. Ngoài ra Module này còn quản lý các thông tin bài viết, các thẻ meta, thẻ h.. để hỗ trợ quá trình SEO hiệu quả.
- Module Menu hệ thống giúp người dùng dễ dàng truy cập tới nhóm tin và các sản phẩm mình cần.
- Module map: Cung cấp địa chỉ trên bản đồ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ doanh nghiệp.
- Module Slide giúp các hiệu ứng ảnh được diễn ra. Trong thiết kế website giá rẻ đây là một module cực kỳ quan trọng.
Tại sao cần phải chia nhỏ Module
Có nhiều lý do để cần phải chia nhỏ Module trong đó quan trọng nhất chính là quản lý công việc dễ dàng hơn. Ngoài ra còn dễ dàng quản lý và tăng hiệu suất công việc dễ dàng.
- Quản lý công việc dễ dàng hơn
Mỗi module đảm nhiệm một chức năng nhất định. Điều này giúp quản lý chi tiết công việc dễ dàng hơn. Nếu không chia nhỏ thành các module khác nhau sẽ rất khó quản lý và gây rối cho công việc của team. Việc chia nhỏ module còn giúp bạn kiểm soát chặt chẽ các chức năng khi làm việc. không bỏ sót một chức năng nào khi thiết kế website.
- Website dễ dàng quản lý hơn khi chia nhỏ Module
Chia nhỏ Module giúp website được quản lý dễ dàng. Khi cần chỉnh sửa website, bạn chỉ cần vào trực tiếp module đó mà không cần phải bơi giữa một đại dương bao la các chức năng trong website. Đây chính là vai trò của module khi thiết kế website. Điều này đảm bảo website của bạn vẫn hoạt động bình thường.
- Phân công và làm việc nhóm tốt hơn nhờ module
Mỗi người một công việc, một nhiệm vụ khác nhau sẽ giúp team bạn trở nên đoàn kết và gắn bó hơn. Một mình bạn không thể giải quyết được toàn bộ các công việc. Vì vậy hãy chia nhỏ các module giúp công việc được triển khai dễ dàng hơn. Đồng thời các module cũng sẽ giúp người quản lý biết chất lượng công việc của từng cá nhân để đưa ra đánh giá cuối cùng.
Qua bài viết này, các bạn đã hiểu như thế nào là Module rồi chứ. Không thể phủ nhận lợi ích của Module đem lại cho người sử dụng thậm chí là doanh nghiệp hay người quản lý khi thiết kế website hay các lĩnh vực khác. Làm việc trên các module yêu cầu bạn phải là người giỏi chuyên môn và phối hợp tốt trong teamwork.
Đây thực sự là giải pháp giúp tăng hiệu quả công việc của bạn một cách dễ dàng.
Mục lục bài viết